Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0984741999

Sản phẩm bán chạy

Đèn trang trí Hải Phòng
  • Trải nghiệm HP Elitebook 8560p

 Cấu hình Máy tính - Laptop

Ngày đăng: 12-05-2015 | Khoảng 10 năm trước | 7:26 PM | 5496 Lượt xem

Cấu hình của một Máy tính

Cấu hình Máy tính là gì?

Đó là thông số của các thành phần kiến trúc Máy tính( RAM, Main, CPU, Card Hình, Ổ đĩa...), nó nói lên mức độ mạnh hay yếu của Máy tính đó và có hỗ trợ một số tính năng nào đó hay không.

Cách xem cấu hình PC-Laptop

Có nhiều cách để xem cấu hình Máy tính. Mỗi cách xem cho ta thấy được một số thông số khác nhau. Để xem đầy đủ các thông thông tin về Máy tinh ta nên kết hợp nhiều cách xem khác nhau.

C1: Kích chuột phải vào MyComputer, Chọn Properties, ta có kết quả như sau:

xem cau hinh may tinh qua my computer

Cách xem này cho ta thông số của CPU và RAM.

C2: Chạy lệnh RUN( bằng cách gõ tổ hợp phím Windows+R), gõ vào câu lệnh " dxdiag" và Enter, kết quả cho ta:

xem cau hinh may tinh dxdiag

Cách xem này cho ta thấy thông số của CPU, RAM. Để xem về Card hình ta kích tiếp vào phần " Display".

C3: Kích chuột phải vào My Computer, chọn Manage, chọn Divice Manage

cau hinh divice manage

Ổ đây ta thấy được rất nhiều các thông tin liên quan đến những thiết bị trong Máy tính, chẳng hạn muốn xem về CPU ta kích tiếp vào Processors.

Muốn xem thông tin thêm về Ổ cứng thay vì kích vào " Divice Manage", ta kích vào Disk Management.

C4: Dùng một số phần mềm xem cấu hình Máy tính. Chẳng hạn bạn cài đặt và chạy phần mềm CPU-Z

cpu-z

Cách này có vẻ hiệu quả hơn hết vì nó cho ta thấy được gần như cụ thể toàn bộ các thành phần quan trọng của Máy tính.

Ý nghĩa của một số thông số cơ bản

CPU( Chíp): Đây là thành phần quan trọng nhất của một máy tính, nó điều khiển, xử lý mọi hoạt động của máy tính đồng thời quyết định chính trong việc chạy nhanh hay chậm của máy tính.

Có nhiều hãng sản xuất Chip( như Intel, AMD, Atom), mỗi hãng có một đặc trưng riêng, nhưng phổ biến nhất là Chip Intel.

Những thông số quan trọng của Chip cần chú ý đó là " Xung nhịp của Chip" và :số lõi Chip": Xung nhịp của Chip được tính theo đơn vị GHz, đó là số phép tính mà một lõi Chíp xử lý tối đa trong thời gian 1 giây. Xung nhịp Chíp càng cao thì Máy tính chạy càng nhanh, tuy nhiên đi đôi với điều đó là Chíp sẽ tỏa nhiều nhiệt hơn, máy nóng hơn; Số lõi Chíp phụ thuộc vào công nghệ chế tạo của từng hãng. Theo lịch sử ta có Chip lõi đơn( VD Chíp Intel Pentium 4), Chip lõi kép( VD Intel Dual-Core, Core2Duo, AMD Dual-Core), Chíp lõi tứ( VD Intel Core i3, i5 và có cả i7), Chíp lõi tám( VD intel Core i7). Số lõi Chíp càng nhiều tốc độ xử lý càng nhanh; Ngoài ra công nghệ chế tạo Chíp của hãng Intel ngày nay còn có khái niệm " Thế hệ Chíp". Thế hệ Chíp càng cao thì công nghệ càng hiện đại, khắc phục được một số nhược điểm của thế hệ trước đó( VD Chip Intel Core i3 thế hệ 4 tiêu thụ năng lượng giảm đi 5 lần so với thế hệ 3, điều đó đồng nghĩa với việc máy tính chạy sẽ mát hơn rất nhiều).

RAM: Đây là bộ nhớ chính của Máy tính. Có 4 thông số cần chú ý về RAM, đó là Loại RAM( theo công nghệ chế tạo ta quan tâm đến DDR1, DDR2, DDR3, DDR4), Dung lượng của RAM( dung lượng tính theo GygaByte, thông thường là 1G, 2G, 4G, 8G...), Bus của RAM( số đường truyền tín hiệu vật lý của RAM) và Hãng sản xuất RAM.

Loại RAM: Những công nghệ RAM cũ như SDR không còn được dùng trong xã hội nữa, hiện tại chỉ có DDR. DDR4 là RAM mới nhất cho đến hiện tại, loại RAM càng ra đời sau thì công nghệ càng hiện đại, tất nhiên chạy sẽ nhanh hơn.

Dung lượng RAM: Dung lượng RAM trong Máy tính càng cao thì máy chạy càng thoải mái, giảm hiện tượng lag, đơ, máy chạy nhanh hơn. Chú ý rằng Máy tính cài Win 32 bit chỉ được hỗ trợ tối đa 3G RAM, muốn Máy tính nhận lượng RAM thoải mái ta cài Win 64 bit.

Bus RAM: Bus càng cao RAM chạy càng khỏe, tuy nhiên cần chú ý rằng muốn lắp được RAM Bus cao thì Main phải hỗ trợ được Bus đó

Hãng sản xuất: Có rất nhiều hãng sản xuất RAM như KingMax, KingTon, Samsung, Data... Tùy từng hãng sản xuất mà chất lượng RAM khác nhau, giá thành cũng khác nhau.

Card Hình: Đây là thiết bị xử lý hình ảnh trong Máy tính. Có hai loại Card hình đó là Card OnBoard( Card Share) và Card rời.

Card On: Loại Card này do Chíp lấy một phần dung lượng của RAM để xử lý hình ảnh trong Máy tính. Về cấu tạo phần cứng thì Card này không có thật( trong khi Card hình rời chúng ta có thể nhìn thấy và tháo ra được). Nói chung Card On không hỗ trợ được tối đa hình ảnh( cả về dung lượng cũng như độ phân giải). Tuy nhiên với công nghệ ngày nay, chẳng hạn Card On Intel HD Graphics 4400 có thể giúp bạn làm những công việc về đồ họa không kém gì Card rời. Quan trọng hơn, Máy tính chạy Card On mát hơn và do đó độ bền cao hơn.

Card rời: Đó là thiết bị riêng, chuyên xử lý hình ảnh. Nhừng điều cần quan tâm trong Card hình rời đó là: Hãng sản xuất, Dung lượng Card, Bit Card.

Hãng sản xuất Card rời: Hiện tại thị trường có hai loại Card hình rời đó là Card ATI và NVIDIA. Về chất lượng và giá thành của hai loại Card này thì có nhiều ý kiến khác nhau, cũng còn phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng nữa, nhưng nói chung là như nhau.

Dung lượng Card: Card có dung lượng càng cao thì hình ảnh càng được hỗ trợ tốt. Tuy vậy độ phân giải của hành ảnh còn phụ thuộc cả vào Bit Card.

Bit Card: Thông số Bit Card càng cao thì công nghệ càng hiện đại, hỗ trợ hình ảnh tốt hơn.

Máy tính được dùng trong những công việc đặc thù liên quan đến hỗ trợ về đồ họa( VD Game, Cad, PhotoShop...) thì không thể thiếu được Card hình rời. Nhưng khi Máy tính hoạt động, Card hình tỏa ra lượng nhiệt khá nhiều, làm Máy tính nóng hơn, độ bền cũng giảm đi. Công nghệ chế tạo Card hình rời ngày nay cũng đã tiến bộ rất nhiều, Dung lượng nhiều hơn, Bit Card cao hơn và lượng nhiệt cũng giảm đi.

Ổ cứng: Chúng ta quen gọi Ổ cứng là bộ nhớ, nhưng thực chất nó là thiết bị lưu trữ, giúp lưu trữ Hệ điều hành và Dữ liều của người dùng. Về Ổ cứng chúng ta quan tâm đến Hãng sản xuất, Dung lượng và loại Ổ đĩa( ATA hay SATA) và số vòng quay của mặt đĩa.

Hãng sản xuất Ổ cứng: Có nhiều hãng sản xuất như: Samsung, Seagate, Western, Hitachi... Tùy theo từng hãng mà sản xuất ra những mã ổ cứng khác nhau, chất lượng và giá thành cũng khác nhau.

Dung lượng Ổ cứng: Ổ cứng có dung lượng càng cao thì càng lưu trữ được nhiều dữ liệu. Nhưng tốt nhất bạn nên chọn Ổ đĩa cứng có dung lượng phù hợp với nhu cầu của mình vì Ổ dung lượng càng cao thì giá thành càng cao mà tưởi thọ càng kém.

Loại Ổ đĩa cứng: Có hai loại đó là Ổ cứng ATA và Ổ SATA. Hiện tại Ổ ATA không còn được sản xuất nữa, chất lượng của nó cũng kém hơn và chạy chậm hơn. Các bạn khi mua Ổ cứng cần chú ý xem Máy tính của mình hỗ trợ chạy loại Ổ cứng nào để mua cho phù hợp.

Số vòng quay Ổ cứng: Các hãng sản xuất theo hai chuẩn đó là Ổ cứng quay 5400 vòng/ 1 phút và 7200 v/p. Ổ cứng có số vòng quay càng lớn thì tốc độ đọc-ghi càng cao, tuy nhiên tuổi thọ càng giảm.

Ngoài những thông số trên trong cấu hình Máy tính còn nhiều thông số khác như: Màn hình( Kích thước, độ phân giải), Wifi, Bluetooth, DVD, Webcam, Bàn phím số, Led phím, Chuột cảm ứng, HDMI, USB 3.0... Một số có thể có hoặc không tùy theo nhà sản xuất, tuy nhiên những thông số này cũng không quá quan trọng.

(Nguồn)

Trung tâm Laptop cũ Hải Phòng
SĐT: 0937 211 368
Đ/C: 239 Thiên Lôi - Lê Chân - Hải Phòng
 Chia sẻ