Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0984741999

Sản phẩm bán chạy

Đèn trang trí Hải Phòng
  • Trải nghiệm HP Elitebook 8560p

 Phân loại Card rời

Ngày đăng: 28-07-2015 | Khoảng 10 năm trước | 4:00 PM | 6528 Lượt xem

Phân loại Card Đồ Họa

Chất lượng đồ hoạ - đó là 1 vấn đề được quan tâm rất nhiều với người sử dụng máy tính như chơi game, đồ hoạ, hay làm 1 vài thứ gì đó. Trong 1 bộ máy tính như máy để bàn hay laptop đều sở hữu thiết bị phụ trách vấn đề đó, được gọi là card màn hình. Vậy card màn hình là gì? Máy tính không có card màn hình thì có hoạt động được không? Chúng ta thử tìm hiểu chút nhé

I, Khái niệm về card màn hình

phan loai card man hinh

Trước tiên chúng ta cần biết, Card màn hình (VGA card, Graphics card, display adapter) hay còn gọi là bo mạch đồ họa (Graphic adapter) là một loại thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh trong máy tính. Thành phần quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một Card màn hình chính là bộ xử lý đồ họa (Graphic Processing Unit - GPU) có nhiệm vụ riêng là tính toán, xử lý việc hiển thị trên màn hình máy tính. Nếu so với CPU máy chủ nhiệm vụ tính toán các phép toán logic, số học thì GPU chỉ chuyên về nhiệm vụ xử lý hiển thị trên màn hình. CPU và GPU kết hợp và hoạt động song song sẽ mang lại hiệu suất cho sự vận hành của máy tính.

Để hiển thị những nội dung sau khi tính toán lên màn hình trong máy tính cần có bộ phận xử lí đồ họa . Bộ phận xử lí đồ họa có thể là : tích hợp với Chipset trên Motherboard ( cho những loại máy rẻ tiền ) và loại này được gọi tắt là IGP hoặc bằng Card màn hình rời.

II, Phân loại

Có rất nhiều cách phân biệt Card màn hình như phân biệt theo dạng vật lý, theo cách giao tiếp với bo mạch chủ (Mainboard) như PCI, AGP hay theo chip xử lý GPU... Trên thị trường phổ biến nhất hiện nay là phân Card màn hình theo tính chất vật lý:

1, Card màn hình có thể tích hợp trên Mainboard được gọi là card màn hình Onboard - IGP, có thể dùng riêng chip đồ họa hoặc 1 phần của chipset cầu bắc, thường dùng chung RAM của hệ thống hay RAM riêng biệt của nó.

Với đồ họa tích hợp trên thị trường hiện tại có những nhà sản xuất chủ yếu sau : Intel , AMD/ATI , NVIDIA và VIA . Thực tế VIA chiếm thị phần rất nhỏ và Intel vẫn chiếm thị phần lớn hơn nhờ những Chipset tích hợp đồ họa đượch bán trong những hệ thống máy để bàn rẻ tiền và trong những máy xách tay . Tuy nhiên hiệu suất làm việc liên quan tới đồ họa của Chipset AMD/ATI , NVIDIA vẫn mạnh hơn so với Chipset của Intel trong cùng kiểu.

Do Intel không cung cấp bản quyền cho NVIDIA để sản xuất Chipset tích hợp để làm việc với những bộ vi xử lí Intel theo cấu trúc Nehalem nên hiện tại NVIDIA chỉ còn những Chipset tích hợp đồ họa làm việc với những bộ vi xử lí cũ cấu trúc Core trở về trước , chính vì thế mà thị trường đồ họa tích hợp bây giờ hầu hết là của Intel và AMD/ATI.

card onboard

2, Card màn hình rời kết nối với mainboard thông qua bus giao tiếp ở các khe cắm mở rộng PIC, PIC Experss, AGP...

Bộ vi xử lí đồ họa rời ( GPU ) chủ yếu do AMD và NVIDIA sản xuất với những nhãn hiệu thương mại là Radeon HD và GeForce . Sở dĩ AMD có bộ phận GPU là vì họ đã mua lại nhà sản xuất Card màn hình ATI . Cuối năm nay AMD sẽ loại bỏ nhãn hiệu ATI để thay thế bằng nhãn hiệu AMD. Intel trước kia cũng có dự án án Larabee để chế tạo GPU riêng dựa theo tập lệnh x86 nhưng cuối cùng đã thất bại.

card nvidia pc

Với card màn hình rời, chúng ta cần phải biết như sau

- Bộ vi xử lí đồ họa: Card màn hình bộ phận tạo nên sức mạnh tính toán chính là GPU , điều này cũng gần tương tự như trong máy tính trái tim của nó là CPU

- Bộ nhớ Video: Trong Card màn hình bộ nhớ Video là thành phần không thể thiếu . Nó chứa những dữ liệu tính toán và những dữ liệu chờ đưa ra màn hình . Bộ nhớ Video này càng nhiều và có tốc độ càng cao càng tốt . tuy nhiên có vấn đề phải đề cập tới chính là loại kiểu bộ nhớ Video . Những Card màn hình tầm trung trở lên của AMD thường dùng kiểu GDDR5 và loại bộ nhớ đồ họa mới nhất và nhanh nhất hiện nay

- Giao diện kết nối với Motherboard: Với những Card màn hình ngày nay giao diện kết nối với Motherboard đều thông qua kiểu PCI Express . Với những loại Motherboard đời trước còn có khe AGP 8x nhưng loại Card màn hình AGP 8x cũng còn rất hiếm và hầu như chỉ có một hoặc hai nhà sản xuất có mà thôi.

Với giao diện PCI Express loại 2.0 là mới nhất có băng thông lớn gấp hai so với loại PCI Express 1.0 . Nhiều Motherboard trang bị một , hai , thậm chí lên tới 04 khe PCI Express x16 và khi ấy người dùng phải mua Card màn hình với giao diện phù hợp để sử dụng.

Tuy nhiên có một số Motherboard lại có khe cắm PCI Express x1 hoặc x4 và nếu như người mua có nhu cầu mở rộng thêm màn hình hiển thị mà không cần nhiều tới sức mạnh tính toán của GPU thì có thể mua những Card màn hình dùng giao diện x1 hoặc x4 tương ứng . Những Card màn hình dùng giao diện PCIe x1 hoặc x4 nói chung là ít vì nhu cầu khối khách hàng này rất hạn chế

khe cam card

- Bộ nguồn phụ: Trong nhiều Card màn hình rời nhất là loại cao cấp thông thường sẽ cần có thêm đầu nối nguồn phụ để cung cấp thêm điện năng khi mà giao diện PCIe không đủ công suất . Mỗi khe PCIe thường chỉ cấp điện năng 150W , nếu Card màn hình yêu cầu công suất lớn hơn 150W thì nó sẽ có thêm đầu nối nguồn phụ . Khi đó người dùng cần xác định xem bộ nguồn máy tính của mình có đủ công suất cấp cho toàn bộ hệ thống hay không nhất là với cấu hình sử dụng nhiều Card màn hình trên một hệ thống

nguon cho card hinh

II, Các hãng sản xuất card màn hình

Nhắc đến card màn hình, phổ biến nhất như Intel, Nvidia, hay cái tên Ati nay đã được mua lại bởi ADM, hoặc Via. Ở thị trường quốc tế và ngay cả tại Việt Nam, Intel chiếm thì phần rất lớn ở mảng đồ hoạ này do card màn hình được tích hợp trực tiếp vào mainboard và bán ở các máy PC giá rẻ, hay ở cả các máy laptop bình dân. Tiếp đến là Nvidia và Ati thay nhau thống lĩnh thị trường, còn lại Via thì chiếm thị phần rất nhỏ. Sau đây mình xin điểm nhanh về sự so sánh giữa 2 loại card rời Nvidia và ADM - hay còn được gọi là Ati

card ati va nvidia

Về card màn hình rời thì NVIDIA và AMD là 2 hãng sản xuất Card màn hình nổi tiếng nhất. Các Card màn hình rời có các GPU chuyên biệt để xử lý màn hình nên xử lý tốt hơn rất nhiều so với Card màn hình onboard. Đặc biệt, Card màn hình rời có bộ nhớ riêng cho việc xử lý đồ họa chứ không dùng chung RAM với CPU nữa. Bộ nhớ đồ họa này có tốc độ truy cập nhanh hơn RAM nên đem lại hiệu suất cao.

Để so sánh về 2 loại card màn hình rời này, cá nhân mình thấy nó còn tuỳ thuộc về mục đích bạn sử dụng nó để làm gì, và túi tiền của bạn ra sao. Câu hỏi luôn được đặt ra mỗi khi người dùng chi tiền cho việc nâng cấp, mua mới card màn hình luôn là: liệu sản phẩm nào trong khoảng tài chính mình có sẽ đem lại giá trị sử dụng tốt nhất? Thực tế, không thể phủ nhận card màn hình luôn là một món “đồ chơi” công nghệ cao phức tạp với hàng tỷ thành phần bán dẫn phục vụ dân chơi máy tính. Dĩ nhiên, cũng không hiếm những người chỉ đơn thuần là muốn sở hữu một card tốt nhất có thể, cắm vào máy và chạy các trò chơi họ yêu thích ở độ phân giải cao. Chính vì thế, câu hỏi về tỉ lệ chi phí bỏ ra/hiệu năng đem lại luôn tồn tại ở mọi thời điểm.

Bên cạnh hiệu năng đơn thuần, các dòng card - dù là AMD hay nVIDIA đều có những tính năng hỗ trợ về phần mềm khá đáng giá. Dĩ nhiên, trong số này không ít đều có sự tương đồng nhưng vẫn có những khác biệt khi triển khai sử dụng thực tế. Trong đó, có hai “món chung” đáng chú ý là việc dựng hình ảnh ở độ phân giải cao rồi hạ thấp để cải thiện chất lượng (HRD - High Resolution Downsampling) và công nghệ cho phép xử lý hiện tượng xé hình thông qua việc ép đồng bộ tần số giữa card đồ hoạ và màn hình hiển thị. Với High Resolution Downsampling, nVIDIA gọi tên công nghệ của mình là Dynamic Super Resolution còn AMD lại sử dụng tên gọi Virtual Super Resolution. Tuy nhiên cả hai, đều yêu cầu màn hình tương tích để có thể sử dụng được. Về phía nVIDIA, các loại màn hình hợp chuẩn G-Sync đã bắt đầu có mặt trên thị trường nhưng yêu cầu module phần cứng bổ sung khiến mức giá đội lên. Trong khi đó, giải pháp FreeSync của AMD có thể được sử dụng ngay tức thời qua giao tiếp DisplayPort 1.2a mà không cần người dùng phải chi thêm tiền. Dù vậy, các loại màn hình nhóm này chưa hiện diện trên thị trường vào thời điểm bài viết này được thực hiện.

- nVIDIA

Về mặt phần cứng, một thực trạng không thể phủ nhận là các dòng card nVIDIA hiện này đều tiết kiệm điện và mát hơn so với Radeon R9 của AMD, giúp cho việc xây dựng các hệ thống máy tính gọn nhẹ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều. Trong khi đó, về mặt công nghệ, GameStream của nVIDIA sẽ cho phép bạn chơi các tựa của máy tính cá nhân với chất lượng nguyên vẹn ngay trên máy cầm tay hoặc máy tính bảng Shield. Thậm chí, bạn có thể kết nối vào TV trong phòng khách nếu muốn. Bên cạnh đó, ShadowPlay cũng là một lợi thế đáng nhắc tới nếu bạn có nhu cầu ghi lại clip về các nội dung đang chơi mà không sợ bị ảnh hưởng tới tốc độ dựng hình. Cuối cùng, cơ chế khử răng cửa MFAA của nVIDIA sẽ cho phép cải thiện độ mịn màng của hình ảnh mà không bị giảm hiệu năng quá nhiều. MFAA tương thích với bất kì trò chơi DirectX 10 hay 11 nào có hỗ trợ MSAA thông thường. Nếu hệ thống có cài sẵn công cụ GeForce Experience, MFAA sẽ được kích hoạt mặc định khi bạn chơi các trò chơi tương thích. Đây là một lợi thế rất lớn cho các hệ thống với card đồ hoạ nVIDIA. Dĩ nhiên, độ ổn định và tính hoàn thiện của trình điều khiển và công cụ hỗ trợ từ nVIDIA so với những gì đối thủ AMD đang có cũng luôn là một điểm cộng “đáng tiền”.

- AMD

Thực tế, các dòng card Radeon cũng có những lợi thế riêng. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là Mantle, tập lệnh đồ hoạ cho phép các nhà phát triển game tận dụng hiệu quả phần cứng hơn đồng thời giảm thiểu hiện tượng nghẽn cổ chai từ chip xử lý trung tâm. Ngoài ra, nó cũng cải thiện hiệu năng cảu các hệ thống với CrossFire với ví dụ điển hình là trên Civilization: Beyond Earth của Firaxis. Tuy vậy, hiện tại chưa có nhiều trò chơi hỗ trợ Mantle và những cải thiện lớn chỉ đến khi bạn dùng các máy tính với bộ xử lý đồ hoạ cấp thấp là chính. Thêm vào đó, mới đây AMD cũng tuyên bố sẽ đưa các tính năng của Mantle vào … gói công cụ mới là Vulkan dành cho các tựa game hiện đại – điều khiến cho khả năng tương thích càng trở nên lộn xộn hơn bao giờ hết.

Từ trước đến nay, “mảnh đất” màu mỡ của chip bán dẫn và bộ vi xử lý đồ họa (GPU) vẫn nằm trong tay 2 cái tên quen thuộc là Nvidia và AMD/ATI. Tuy nhiên, chính điều này đã vô tình “làm khó” người sử dụng trong việc chọn lựa một chiếc card màn hình khi hãng nào cũng tuyên bố mình sở hữu những công nghệ độc quyền hiện đại hay liên tục mở ra những cuộc chạy đua về kỹ thuật.

Với thị phần nhỉnh hơn đối thủ AMD/ATI cũng như sự phổ biến trong quá khứ, không ít người vẫn cho rằng GPU của Nvidia tốt hơn AMD/ATI. Mặc dù vậy, quan điểm nói trên là sai lầm. Trước đây, có một giai đoạn AMD/ATI gặp phải sự cố về phần mềm điều khiển (driver) khiến các loại card màn hình của hãng này chạy không ổn định. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay đã không còn là nỗi lo quá lớn khi cha đẻ của thương hiệu Radeon đã tìm ra cách giải quyết.

Bởi vậy, việc nói rằng GPU của Nvidia và AMD/ATI, cái nào tốt hơn cũng vô cùng khó. Lý do? Cả Nvidia lẫn AMD/ATI đều có những thất bại, thành công và đặc biệt là sở hữu những thế mạnh cho riêng mình. Với Nvidia, đó là nền tảng kỹ thuật và công nghệ (3D, GTX 480, CUDA), còn với AMD/ATI, đó là hiệu năng trên giá thành. Ở mỗi phân cấp thị trường, AMD/ATI đều có sản phẩm với sức mạnh ngang ngửa đối thủ Nvidia và giá thành luôn thấp hơn đôi chút. Đó là còn chưa kể đến một số công nghệ độc quyền có giá trị như ATI Stream, ATI Eyefinity.

Bởi vậy như bên trên mình đã nói, khó có thể so sánh về 2 loại card 1 cách cụ thể và tỉ mỉ, bạn cũng không cần thiết quá cao siêu, không cần thiết phải mĩ miều, nói chung chủ yếu 2 vấn đề chính, 1 là phù hợp mục đích bạn sử dụng. 2 là phù hợp với kinh tế của bạn như nào. Vậy để có thể sở hữu 1 sản phẩm PC hay Laptop ưng ý nhất, bạn cần tìm hiểu kĩ càng 1 chút nhé, thắc mắc của bạn chính là công việc của chúng tôi.

Chúc các bạn có thể sở hữu một thiết bị ưng ý.

 Chia sẻ