ALI computer
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0984741999
Sản phẩm bán chạy
Một số lỗi Máy tính thường gặp
Lỗi và cách khắc phục trong sử dụng Máy tính
Chúng ta dù thành thạo trong việc sử dụng Máy tính hay mới làm quen với Máy tính thì ít nhiều cũng đã gặp một số lỗi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách khắc phục sự cố mỗi khi gặp phải. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệp về một số lỗi thường gặp trong sử dụng Máy tính:
Trước hết các bạn cần chú ý xem lỗi gặp phải là do phần mền hay phần cứng. Thông thường lỗi do phần cứng được thể hiện như: Không tìm thấy thiết bị hoặc thấy thiết bị có cảnh báo lỗi... Lỗi do phần mềm: Chương trình hoạt động nhưng chạy không đúng hoặc chạy sai...
Lỗi không gõ được Tiếng Việt
Lỗi này thường do phần mền gây ra, để khắc phục hết sức đơn giản, chúng ta chỉ cần tải về bộ gõ Tiếng Việt chuẩn( Vietkey, Unikey...), sau đó chỉnh lại cài đặt, chẳng hạn: Nếu bạn gõ trên Front thông thường như Arial, Time New Roman... ta chỉnh về Bảng mã kiểu Unicode và kiểu gõ Telex; Nếu bạn gõ trên Front VnTime ta chỉnh về Bảng mã TCVN3 và kiểu gõ Telex; Nếu bạn gõ trên Front Vni thì ta chỉnh về Bảng mã Vni và kiểu gõ Telex...
Lỗi không vào được Mạng
Máy tính của chúng ta truy cập mạng qua những con đường sau: Mạng LAN, mạng Wifi, Model 3G... Tùy theo các loại Mạng khác nhau mà sảy ra lỗi khác nhau và cách khắc phục cũng khác nhau. Bạn có thể gọi lên tổng đài để hỏi. Ví dụ nếu bạn lắp mạng FPT tại Hải Phòng thì hãy gọi tới số điện thoại 19006600.
Lỗi không vào được mạng Wifi
Có hai dạng lỗi, hoặc là kết nối được Wifi nhưng không vào được mạng, hai là không kết nối được Wifi.
Nếu kết nối được Wifi mà không vào được mạng ta khắc phục như sau: Kiểm tra lại ngày giờ của Máy tính xem đúng chưa, chưa đúng ngày giờ thì đặt lại; Ngày giờ đúng rồi mà chưa vào được mạng ta cần chỉnh lại địa chỉ IP của máy tính:
Đối với Windows 7 ta đặt lại IP theo chế độ tự động như sau:
Kích vào biểu tượng Wifi, chọn Open Network and Sharing Center, chọn Wireless Network Connection, chọn Properties, chọn Internet Protocol Version 4 rồi kích vào Properties, chọn Obtain an IP address automatically và Obtain DNS server address automatically rồi chọn OK, sau đó Closed các cửa sổ đã mở( hình dưới đây)
Trong trường hợp đặt lại địa chỉ IP mà vẫn không có mạng thì lỗi thuộc về mạng Wifi cấp chứ không thuộc về máy tính nữa, ta cần sửa lại mạng Wifi bên ngoài hoặc gọi cho Nhà cung cấp mạng.
Không kết nối được vào mạng Wifi: Nếu nhìn thấy các mạng Wifi mà kết nối không được thì lỗi ở chỗ sai password; Nếu Wifi bị" Gạch chéo" hay " Chấn than" thì hoặc là lỗi Win, hoặc là lỗi card Wifi, hoặc là chưa bật công tắc Wifi, hoặc là chưa cài Driver Wifi. Nếu lỗi Win thì chỉ đơn giản cài lại Win là xong; nếu lỗi Card Wifi ta kiểm tra như sau: Kích chuột phải vào My Computer, chọn Manager, chọn Divice Manager, Chọn Network Adapter, ở đây ta có thể nhìn thấy Card mạng, nếu nó bị disable thì kích chuột phải vào Card Wifi enable nó lên, còn không nhìn thấy Card Wifi đâu và đôi khi không nhìn thấy cả mục Network đâu thì chắc chắn là hỏng Card( ta có thể thử tháo Card Wifi trong máy ra vệ sinh lại xem sao); Nếu chưa bật Wifi lên thì ta tìm phím chức năng Wifi trên bàn phím hoặc nút bật tắt Wifi ở cạnh Máy mà bật nó lên; Còn chưa cài Driver thì chỉ cần cài đúng Driver là xong.
Lỗi không vào được Mạng LAN
Nếu mạng LAN đã được kết nối nhưng không vào được mạng( Biểu tượng Mạng có dấu Chấm than) thì hoặc là do đường truyền không có tín hiệu Internet( ta có thể kiểm tra lại đường mạng hoặc gọi cho nhà cung cấp mạng khắc phục sự cố), hoặc là sai địa chỉ IP( cài lại địa chỉ IP như phần hướng dẫn cài IP Wifi bên trên), hoặc là do Virus( bạn có thể dùng phần mềm diệt Virus hoặc cài lại Win).
Nếu biểu tượng Mạng có dấu " Gạch chéo đỏ" thì kiểm tra lại dây mạng( xem dây có đứt hoặc lỗi, hoặc đầu dây chưa chuẩn hay không), trong trường hợp dây mạng vẫn bình thường thì bạn thử cài lại Driver( Đôi khi chắc hơn cài lại Win luôn), vẫn không được thì bạn nên cầm máy qua các trung tâm sửa chữa để kiểm tra lại Card LAN hay đầu LAN của máy tính.
Lỗi không vào được Mạng 3G
Trước hết bạn cần kiểm tra lại Model 3G xem cắm vào máy khác có dùng được không( kiểm tra cả SIM và dịch vụ 3G của SIM), nếu Máy tính khác dùng được mà máy của bạn không dùng được thì bạn nên cài lại Win, có một số trường hợp Win XP không cài được Driver của Model 3G, khi đó bạn cắm Model 3G đó cài vào một máy chạy Win7 khác sau đó copy Driver trong Win7 đó cài lại vào máy tính của mình.
Tin liên quan
- Nơi dạy nghề CNTT Hải Phòng (03-04-2015)
- Năm 2015 Marketing điện tử tiếp tục lên ngôi (03-04-2015)
- Bộ nhận diện thương hiệu công ty (03-04-2015)
- Hướng dẫn sử dụng Laptop Dell (03-04-2015)
- Dell D530 Laptop Ngon-Bổ-Rẻ nhất Việt Nam (09-05-2015)
- Chọn Laptop Thời trang hay Doanh nhân (10-05-2015)
- Cấu hình Máy tính - Laptop (12-05-2015)
- Hướng dẫn sử dụng Pin (12-05-2015)
- Trải nghiệm Lenovo ThinkPad (12-05-2015)
- Kinh nghiệm sử dụng laptop ACER (13-05-2015)
Tin xem nhiều
- Giới thiệu LAPTOP ALI (24-03-2015)
- Hướng dẫn cách tắt/khóa Touchpad trên Laptop Dell (30-11-2017)
- Khuyến mại Hè 2015 (06-05-2015)
- Một số lỗi Máy tính thường gặp (10-05-2015)
- Bạn biết gì về CPU PC (16-07-2015)
- Hướng Dẫn Bật Và Tắt Webcam Laptop (18-11-2017)
- Laptop Cần Thơ (15-08-2015)
- Phím chức năng (03-07-2015)
- Cách vào Boot Option và BIOS (24-12-2018)
- Laptop Hải Dương (06-08-2015)
Tin mới
- Giới thiệu LAPTOP ALI (24-03-2015) New
- Nếu máy tính của bạn bỗng nhiên bị mất 7GB ổ cứng trên win 10 (25-01-2019) New
- Cách kiểm tra cấu hình máy tính (20-12-2018) New
- Cách vào Boot Option và BIOS (24-12-2018) New
- Tắt cập nhật Windows 10 bằng Group Policy Editor (12-09-2018) New
- Tắt Toàn Bộ Quảng Cáo Trên Windows 10 (29-08-2017) New
- Kiểm Tra Và Khắc Phục Lỗi Âm Thanh Máy Tính (06-09-2018) New
- Cách sử dụng Microsoft Windows Refender (02-06-2018) New
- Hướng dẫn sao lưu toàn bộ thư Gmail vào máy tính nhanh nhất (08-04-2018) New
- Cách xóa file rác trên máy tính, dọn rác máy tính hiệu quả nhất. (23-03-2018) New